10 Điều thú vị về Hán tự - Kanji

Tuesday, January 5, 2021

10 Điều thú vị về Hán tự - Kanji


1. Nguồn gốc của chữ Kanji

Chữ Kanji (chữ Hán) có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó được du nhập và phổ biến vào các nước Nhật Bản từ thế kỷ thứ V, Hàn Quốc và Việt Nam cùng với một số nước lân cận khác. Vào thời kỳ đó, Nhật Bản cổ đại chưa có chữ viết riếng, nên người Nhật đã sử dụng toàn bộ hệ thống chữ Hán này để ghi lại tiếng nói của mình. Đây cũng được xem như là sự khởi đầu cho sự ra đời của hệ thống chữ Hán ngày nay của tiếng Nhật.


2. Là một trong ba chữ viết chính của hệ thống Nhật Bản

Đối với những bạn đang học hoặc yêu thích tiếng Nhật đều biết hệ thống chữ viết tiếng Nhật có ba hệ thống chữ viết chính bao gồm: chữ mềm – Hiragana, chữ cứng – Katakana và chữ Hán – Kanji. Hiện nay, chữ Hán – Kanji là kiểu chữ được sử dụng nhiều nhất trong tiếng Nhật, bên cạnh hệ thống chữ mềm – Hiragana.


3. Một số chữ Hán có nhiều hơn một cách đọc          

Chữ Hán (Kanji)  là ngôn ngữ được dùng để ghi lại phát âm, mỗi ký tự thông thường đều có những cách đọc riêng. Thế nhưng, một số chữ Hán có nhiều hơn một cách đọc. Chữ Hán có cách phát âm đa dạng theo từng tình huống khác nhau hoặc với ý nghĩa độc lập. Có hai cách để đọc chữ Kanji: đọc theo âm Kunyomi -訓読み: âm Nhật hoặc đọc theo âm Onyomi -音読み: âm Hán Nhật


4. Chữ Hán và Hiragana là hệ thống chữ phổ biến Nhật Bản hiện nay

Trong một câu tiếng Nhật, thông thường sẽ bao gồm chữ Hiragana và chữ Hán, đôi khi còn có chữ Katakana. Các bạn đang học tiếng Nhật với mong muốn đi du học Nhật Bản nên chú ý điều này. Đa phần người Nhật thường dùng những câu nói có chữ Hán và chữ Hiragana. Đây là hai hệ thống chữ phỗ biến nhất Nhật Bản hiện nay.


5. Kokuji là chữ Hán do Nhật Bản sáng tạo

Kokuji  (国字) – chữ Hán riêng của người Nhật và hầu hết được được đọc theo âm Onyomi -音読み: âm Hán Nhật. Ví dụ như: Touge (峠) - nghĩa là đỉnh đèo, cao trào; Hatake (畑) - nghĩa là ruộng; hoặc Tsuji (辻) - nghĩa là Ngã tư đường là một vài kiểu chữ Kokuji (国字).


6. Kakijun là trình tự viết một chứ Hán

Kakijun (書き順) – hay còn được gọi là Hitsujun (筆順): thứ tự viết. Hầu hết chính phủ Nhật Bản quy định đối với trình tự viết chữ Hán Kakijun, nhưng cũng có một số ngoại lệ. Thông thường, các trẻ em ở các trường học Nhật Bản bậc tiểu học sẽ có sách vở luyện tập viết chứ Hán (Kanji) theo đúng trình tự Kakijun (書き順).

Kakijun - trình tự viết tiếng Hán 


7. Shin-jitai là những chữ Hán giản thể được viết đơn giản

Shin-jitai (新字体): Tân tự thể - là kiểu chữ Hán giản thể được viết một cách đơn giản được chính phủ Nhật đưa ra sau thế chiến thứ hai. Đặc biệt, trong hệ thống chữ Hán (Kanji) giản thể Shin-jitai (新字体), một vài chữ Hán đã bị biến mất khỏi hệ thống ngôn ngữ tiếng Nhật.


8. Furigana – chữ Hiragana được ghi để diễn tả cách đọc chữ Hán

Trong hệ thống chữ viết của Nhật Bản, một vài chữ Hán rất ít khi được sử dụng và rất khó đọc, nhất là đói với những bạn đang hoặc sắp học tiếng Nhật. Vì vậy, Furigana (ふりがな) là loại chữ được ghi bên phải hoặc trên đầu của những ký tự tiếng Hán (Kanji) để giúp người đọc hiểu được cách phát âm của ký tự tiếng Hán đó. Cách hiển thị này còn được gọi là Rub (ルビ).


9. Okurigana là một phần chữ hán được viết bằng Hiragana

Okurigana ((送り仮名) là các hậu tố, các ký tự đi kèm sau các từ tiếng Hán (Kanji), thường là được thực hiện chức năng ngữ pháp, hoặc biểu thị loại từ như: động từ, trạng từ, hoặc tính từ cho từ tiếng Hán đó.  Ví dụ như: Omatsuri (お祭り) có nghĩa là lễ hội, được ghép bởi chữ Okurigana là chữ Hiragana (り) đứng phía sau chữ Hán 祭.


10. Shodo – Nghệ thuật thư đạo

Shodo (書道) – nghệ thuật thư đạo – nghệ thuật viết chữ Hán lên giấy Washi bằng mực tàu. Là một nghệ thuật viết chữ được du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản. Nghệ thuật thư đạo Shodo (書道) còn được biết với tên gọi là nghệ thuật viết thư pháp, được dạy như một môn học tại các trường học Nhật Bản tiểu học và trưng học cơ sở, phổ thông. Những người chuyên viết thư đạo được biết đến là những Shodouka(書道家) – thư đạo gia. Thư đạo, còn được xem như là một nét đẹp văn hóa Nhật Bản truyền thóng, trở thành một bộ môn nghệ thuật tinh thần đối với người Nhật Bản.

Washi là loại giấy truyền thống của Nhật Bản, được tạo ra từ vỏ cây và sử dụng công nghệ lọc – ép giấy thủ công truyền thống của Nhật. 

Giấy washi sau khi tạo ra sẽ vẫn giữ nguyên được màu sắc tự nhiên của chất liệu vỏ cây vì thế sẽ có màu ngà trắng, và thành quả là ta vẫn sẽ nhìn được những sợi vỏ cây được lọc –ép mịn màng trên từng tờ giấy.


TRẦN THÙY LINH
0908 17 12 93
269 NGUYỄN BÌNH, QUẢNG YÊN, QUẢNG NINH

MS. LINH: 0908.17.12.93